Thị trường tiềm năng trong các lĩnh vực công nghệ

Thị trường tiềm năng trong các lĩnh vực công nghệ

Theo báo cáo mới đây của Do Ventures, Việt Nam đã thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư công nghệ hơn so với các nước trong khu vực như Indonesia, Singapore và Thái Lan. Khả năng ứng phó tốt với dịch COVID-19 của Chính phủ Việt Nam sẽ là yếu tố mà các nhà đầu tư quan tâm trước khi quyết định rót vốn. Sau đây, chúng tôi sẽ đưa ra một số thông tin về lĩnh vực công nghệ có tiềm năng tại thị trường nước nhà. Đồng thời, cho biết nguyên nhân Việt Nam đứng đầu trong danh sách điểm đầu tư hấp dẫn tại Đông Nam Á.

Ảnh hưởng của Covid 19

Theo báo cáo của Do Ventures, một quỹ đầu tư mạo hiểm tập trung vào lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam và Đông Nam Á. Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tới giá trị rót vốn vào startup công nghệ Việt trong năm 2020. Tuy nhiên, khảo sát cho thấy Việt Nam vẫn là điểm đầu tư hấp dẫn nhất trong khu vực; tiếp đến là Indonesia.

Dịch Covid-19 đã tác động mạnh mẽ tới kinh tế – xã hội trên toàn cầu và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Du lịch, hàng không, xuất nhập khẩu… là những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhưng khó khăn lại tạo đà phát triển cho các dịch vụ nội địa, những nền tảng số, các dịch vụ trực tuyến…

Việt Nam là nước có lượng người dùng Internet lớn thứ ba. Sử dụng di động có tốc độ kết nối di động thứ hai trong khu vực Đông Nam Á. Nền tảng Internet phát triển đã nâng tầm Việt Nam với giá trị nền kinh tế trên Internet đạt 12 tỷ USD (năm 2019) và dự kiến lên 43 tỷ USD vào năm 20125. “Việt Nam đã sẵn sàng cho sự xuất hiện của những ‘kỳ lân’ mới”, báo cáo của Do Ventures nêu.

Ảnh hưởng của Covid 19

Trong đợt cao điểm của dịch Covid-19, mọi người ở nhà nhiều hơn; nên lượng truy cập Internet đã tăng 40%. Đồng thời các nhà mạng lớn đã tăng gấp đôi lưu lượng để đáp ứng nhu cầu đột biến này. Mạng 5G từng bước được triển khai là động lực thúc đẩy sự phát triển cho nhiều lĩnh vực; có thể tạo ra một cuộc cách mạng mới.

Các lĩnh vực công nghệ phát triển

Các hoạt động của người dân cũng thay đổi để thích nghi. Trong đó giao dịch ngân hàng qua di động và Internet tăng nhiều lần. Các hoạt động mua hàng trực tuyến, giao hàng tận nhà cũng trở nên phổ biến. Sàn thương mại điện tử không chỉ là nơi người dân mua sắm đồ điện tử; mà còn là các sản phẩm dùng hằng ngày.

Xét về mặt tích cực, đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi cách sinh hoạt của người dùng. Trong đó nhiều hành vi sử dụng Internet, các dịch vụ trực tuyến, thanh toán di động; có thể trở thành thói quen của mọi người khi nhận được nhiều lợi ích mà nó đem lại. Kéo theo đó, nhiều công ty sẽ nhảy vào cung cấp các dịch vụ trực tuyến, thương mại điện tử, đầu tư công nghệ… Từ đó thúc đẩy sự phát triển chung và đem lại nhiều giá trị hơn cho người dùng.

Báo cáo cho biết, các nhà đầu tư trong thời gian tới sẽ tập trung vào ba lĩnh vực hàng đầu tại Việt Nam là giáo dục, chăm sóc sức khỏe và dịch vụ tài chính. Những quỹ đầu tư tích cực tại Việt Nam trong những năm gần đây tính theo thương vụ. Có thể kể đến như 500 Startups, Genesia Ventures, Nextrans, Capital, Bon Angels, KB Investment, Do Ventures…

Các lĩnh vực công nghệ phát triển

Do Ventures được đồng sáng lập bởi Nguyễn Mạnh Dũng (Shark Dzung) và Lê Hoàng Uyên Vy. Trước đó, ông Dũng và bà Vy đã rời CyberAgent và ESP Capital để bắt đầu một hành trình mới nhằm tạo ra thêm nhiều ảnh hưởng tích cực đối với hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam.

Thị trường tiềm năng

Thời gian qua, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến hoạt động kinh tế-xã hội là rất rõ ràng. Đơn cử, trong nửa đầu năm 2020, tăng trưởng GDP của Việt Nam đã giảm xuống còn 1,8% so với mức 6,7% cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, trong khi Covid-19 là thảm họa đối với một số lĩnh vực kinh tế xuyên biên giới (du lịch, hàng không, xuất nhập khẩu…). Nó cũng phần nào ủng hộ cho sự phát triển của các nền tảng số trong kinh tế nội địa; là chất xúc tác mạnh cho quá trình chuyển đổi số quốc gia.

Điều đáng nói là sự gia tăng đáng kể về truy cập internet và niềm tin của người tiêu dùng với các nền tảng trực tuyến. Từ nhiều năm nay, Việt Nam đã trở thành mảnh đất màu mỡ cho tiêu dùng qua Internet; với tầng lớp trung lưu ngày càng mở rộng và lực lượng dân số trẻ yêu thích công nghệ. Số công ty công nghệ nhảy vào các mảng trực tuyến như vận tải giao hàng; thanh toán hay thương mại đã tăng lên trong bối cảnh mới. Động thái này sẽ nâng tầm cạnh tranh giữa các doanh nghiệp công nghệ; hứa hẹn mang lại nhiều giá trị hơn cho người dùng.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*