Sử dụng dung dịch cồn Isopropyl để khử khuẩn
Thường thì chúng ta hay dung cồn y tế thông dụng để vệ sinh. Nhưng thực sự thì cồn Isopropyl mới là loại nên dùng. Bạn có thể dễ dàng mua nó ở các tiệm thuốc tây.
Bạn pha dung dịch sát khuẩn này ở nhà bằng cách kết hợp nước (60%) và dung dịch cồn Isopropyl. Sau đó, lau chùi nhẹ nhàng phần màn hình và thân máy bằng miếng gạc. Hoặc có thể sử dụng bông tẩy trang đã được nhúng ẩm với hỗn hợp. Sau đó, lau lại bằng vải khô mềm. Đối với cổng sạc, micro, loa,… hãy dùng tăm bông lau chùi nhẹ nhàng.
Vệ sinh bằng vải Microfiber
Vải microfiber chính là loại vải dùng làm khăn vệ sinh có sẵn trong hộp kính thuốc mắt. Microfiber được sử dụng phổ biến trong các bệnh viện. Và đã được chứng minh từ Hiệp hội chuyên gia về Nhiễm trùng và Dịch tễ học về khả năng loại bỏ đến 99% các loại vi khuẩn. Trong khi những sản phẩm từ chất liệu thông thường chỉ loại bỏ được 30%.
Sử dụng Microfiber vệ sinh điện thoại sẽ loại bỏ hoàn toàn các loại vi trùng giúp ngăn ngừa những mầm bệnh có thể tấn công và gây hại.
Thường xuyên vệ sinh ốp lưng
Ốp lưng điện thoại cũng là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn và bụi bẩn. Nhưng đa số chúng ta đều không quan tâm vệ sinh ốp lưng là mấy. Hãy vệ sinh chúng bằng bông thấm dung dịch cồn nhé.
Sử dụng khăn giấy vệ sinh dành riêng lau màn hình điện thoại
Trên thị trường có nhiều loại khăn giấy lau màn hình điện thoại có chứa cồn sát khuẩn bạn có thể tìm mua dễ dàng. Sử dụng khăn chuyên dụng sẽ tiện lợi và dễ dàng vệ sinh hơn.
Ngoài những cách vệ sinh điện thoại trên bạn cần lưu ý tránh sử dụng những vật dụng. Hoặc chất tẩy rửa gây hại cho màn hình bề mặt điện thoại như sau:
– Nước lau kính, lau cửa hoặc chất tẩy rửa vệ sinh nhà bếp như nước rửa chén, xà phòng hay giấm đều chứa các chất tẩy rửa mạnh. Nó có thể khiến điện thoại bạn dễ trầy hơn. Đồng thời làm bong lớp phủ trên màn hình điện thoại của bạn.
– Khăn giấy khô cũng là thứ cần tránh xa khi vệ sinh điện thoại. Các mảnh vụn của giấy còn có thể để lại các vết xước tồi tệ hơn trên màn hình thiết bị.
– Các chất tẩy trang cũng có thể làm hao mòn bề mặt lớp phủ trên màn hình điện thoại, tăng nguy cơ trầy xước cho màn hình.
Để lại một phản hồi