Chuỗi nhà máy cung ứng của Apple đang gia tăng tại Việt Nam

Đối tác của Apple mở thêm nhà máy cung ứng tại Việt Nam

Năm 2020, số lượng nhà cung ứng của Apple có nhà máy tại Việt Nam sẽ đạt 21 nhà máy, tăng 150% so với hai năm trước đó. Tuần trước, Apple vừa công bố danh sách 200 đối tác cung cấp của mình trước năm tài chính 2020. Trong đó, 21 nhà cung cấp có cơ sở tại Việt Nam. Các nhà cung cấp này thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, như Samsung, LG Display, Intel, Biel Crystal … trong lĩnh vực linh kiện và vật liệu. Foxconn, Luxshare, GoerTek, Compal và các công ty khác chuyên sản xuất và lắp ráp thiết bị cho Apple.

Mở rộng sản xuất tại thị trường Việt Nam

Danh sách năm 2019 không được Apple công bố. Còn trong năm 2018, số lượng đối tác cung ứng có trụ sở tại Việt Nam là 14. Trong hai năm, số lượng các nhà cung ứng cho Apple đến từ Việt Nam tăng gấp rưỡi. Theo các chuyên gia, việc này có thể đến từ kết quả của thương chiến Mỹ Trung. Khiến các nhà cung cứng phải mở rộng địa bàn hoạt động ra ngoài Trung Quốc.

Rất nhiều nhà máy mới mở tại Việt Nam

Trong số 21 nhà cung ứng tại Việt Nam. Có 7 công ty xuất xứ từ Trung Quốc đại lục và Hong Kong. Một số đối tác có tiếng, như Luxshare Precision Industry và GoerTek. Bắt đầu mở rộng sản xuất tại Việt Nam vào đầu năm 2020, phục vụ việc lắp ráp tai nghe Airpods.

Hầu hết nhà cung ứng đều đặt nhà máy tại phía Bắc, ở Bắc Ninh, Bắc Giang. Những khu vực được đánh giá cao về khả năng phát triển ngành điện tử tiêu dùng. Các đối tác khác nằm rải rác ở cả ba miền, như Sharp (Bình Dương); LG (Hải Phòng), Intel (TP HCM), Murata (Đà Nẵng, Tiền Giang),…

Trái ngược với sự gia tăng các nhà máy cung ứng tại Việt Nam, số lượng đối tác cho Apple đến từ Mỹ và Nhật có xu hướng giảm. Theo Nikkei, số lượng các nhà sản xuất ở Mỹ giảm từ 37 xuống còn 32, còn Nhật Bản từ 38 xuống 34, trong cùng giai đoạn.

Apple vẫn phụ thuộc các nhà cung ứng Trung Quốc

Bất chấp thương chiến Mỹ – Trung, Apple vẫn phụ thuộc ngày càng nhiều và các nhà cung ứng đến từ Trung Quốc. Trong danh sách của Apple, số lượng các nhà cung ứng đến từ Trung Quốc đại lục và Hong Kong tăng từ 42 lên 51 trong hai năm vừa qua. Khu vực này cũng trở thành nơi có nhiều nhà cung ứng cho Apple nhất hiện nay.

Apple vẫn phục thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc

Theo các nhà phân tích, “không có dấu hiệu cho thấy sự giảm chi tiêu và hợp tác giữa Apple với các đối tác Trung Quốc”. Các chuỗi cung ứng tại Trung Quốc vẫn được đánh giá là “hàng đầu thế giới”. Nhờ sự “vun đắp” của Apple cũng như sự phát triển của các hãng nội địa như Huawei, Oppo. Điểm yếu duy nhất của Trung Quốc chỉ là công nghệ bán dẫn.

Giám đốc một chuỗi cung ứng của Apple cho biết. Các nhà cung cấp Trung Quốc có cách tiếp cận giống nhau. Dều đánh vào giá rẻ để đổi lấy đơn hàng. Nhờ việc được làm ăn với Apple, các doanh nghiệp này có thể nâng cao trình độ lên tầm thế giới. “Họ sẵn sàng nhận các hợp đồng cho Apple với tỷ suất lợi nhuận thấp. Đến mức các công ty khác không muốn nhận. Bằng cách này, họ dần tăng cấp và sau đó có thể thắng thầu nhiều hợp đồng với các khách hàng khác”, người này cho biết thêm.

Nhận định của chuyên gia

Theo các chuyên gia, các nước như Việt Nam; Ấn Độ vẫn có thể hưởng lợi từ sự phụ thuộc của Apple vào Trung Quốc. Khi chi phí nhân công ngày càng tăng. Trong khi việc tuyển lao động vào mùa cao điểm cũng ngày càng khó khăn.

Thời gian qua, nhiều sản phẩm của Apple đang được lắp ráp và sản xuất tại Việt Nam như tai nghe Airpods; đồng hồ Apple Watch, loa HomePod Mini. Một số nguồn tin cho biết thời gian tới iPad, MacBook cũng được lắp ráp tại các khu công nghiệp trong nước.

Đài Loan đang mất dần vị thế sau khi liên tiếp giữ vị trí dẫn đầu danh sách các nhà cung cấp của Apple trong hơn một thập niên. Hiện Đài Loan xếp ở vị trí thứ hai với 48 nhà cung cấp trong năm 2020. Giảm so với số lượng 52 nhà cung cấp hồi năm 2017.

Sản phẩm được lắp ráp tại Việt Nam

Sự chuyển dịch của các nhà máy cung ứng cho Apple

Gặp hoàn cảnh tương tự, lượng nhà cung ứng cho Apple có trụ sở tại Nhật Bản trong năm 2017 là 43, đến 2018 giảm còn 38 và năm 2020 là 34. Japan Display và Sharp, 2 tập đoàn Nhật trong danh sách đang chịu sự cạnh tranh lớn từ BOE Technology Group và Tianma Microelectronics đến từ Trung Quốc.

Apple từ lâu được biết đến về sự khắt khe đối với tiêu chuẩn chất lượng. Vì vậy, số lượng các nhà cung cấp Trung Quốc tăng lên. Cũng phần nào minh chứng cho khả năng sản xuất và công nghệ. Cũng như giá cả cạnh tranh đáng kể của nước này. Các hãng lắp ráp như Foxconn và Pegatron vẫn là những nhà cung cấp quan trọng của Apple. Nhưng họ đang phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ.

Số lượng các nhà cung cấp có trụ sở tại Mỹ của Apple cũng đã giảm từ 37 vào năm 2017 xuống 32 trong năm ngoái. Tuy nhiên, Apple vẫn là một trong những công ty tạo việc làm lớn nhất. Chịu trách nhiệm về 2 triệu việc làm trên 50 tiểu bang. Apple đã chi hơn 50 tỉ USD để mua nguyên vật liệu từ hơn 9.000 nhà cung cấp và nhà sản xuất ở Mỹ trong năm ngoái.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*