Facebook không ngừng xâm chiếm vào thị trường Việt Nam

Số lượng người dùng nông thôn sử dụng Internet và điện thoại thông minh đã tăng lên đáng kể. Đặc biệt, ngày càng có nhiều người truy cập và tham gia các hoạt động mua sắm trực tuyến. Việc smartphone ngày càng trở nên quen thuộc với các vùng nông thôn Việt Nam được coi là cơ hội mà Facebook nhắm đến trong thời gian tới. Điều này hoàn toàn hợp lý, bởi theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, năm ngoái, trong số 98 triệu người thì có 62 triệu người sống ở nông thôn, và mức chi tiêu của họ sẽ tăng nhanh hơn so với các vùng khác.

Thị trường tiềm năng

Theo Facebook, người dân các vùng nông thôn Việt Nam đang ngày càng thích nghi với smartphone; nhất là các chức năng chat và video.

Chia sẻ với Nikkei Asia, Facebook cho biết Việt Nam và Thái Lan đang dẫn đầu thế giới về mức độ sử dụng tính năng chat trong bán lẻ trực tuyến. Xếp hạng này được đo lường bằng lượng tin nhắn trao đổi giữa doanh nghiệp và khách hàng.

Thị trường tiềm năng

Việt Nam cũng là thị trường quan trọng của mạng xã hội lớn nhất thế giới này; với doanh thu cao nhất trong khu vực Đông Nam Á, theo báo cáo tài chính Facebook công bố hồi tháng 1. Báo cáo này cũng cho thấy phần lớn thu nhập của Facebook trên toàn thế giới là nhờ quảng cáo. Để thúc đẩy tăng trưởng, thị trường nông thôn là một phần trong kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo của mạng xã hội này.

Một số thống kê

Theo thống kê năm 2020, trong số 98 triệu dân Việt Nam, 62 triệu sống ở nông thôn. Facebook dự báo chi tiêu ở nông thôn cho hàng tiêu dùng sẽ tăng 7% hàng năm trong giai đoạn từ 2020 đến 2025, trong khi mức tăng trưởng ở thành thị là 2%.

Tại nông thôn, số người xem video trực tuyến cũng lần đầu vượt TV. Trong báo cáo tháng 4, Facebook cho biết TV là hình thức truyền thông chính của người dân năm 2018; nhưng đến 2020, tỷ lệ phổ biến giảm xuống 86%, còn tỷ lệ sử dụng Internet đạt 91%.

92% số hộ gia đình ở nông thôn tham gia khảo sát của Facebook sở hữu điện thoại thông minh và họ dùng chúng để chơi game, mua sắm và xem TV, “khai thác tất cả công cụ họ có trong tay”, khác với quan niệm rằng người nông dân thường không sử dụng thành thạo Internet.

Hướng phát triển Facebook tại thị trường Việt Nam

Với “thói quen xem video ngày càng phát triển”, Facebook đã xác định một số lĩnh vực trọng tâm tại thị trường Việt Nam thời gian tới, như livestream, chương trình truyền hình trên Facebook Watch, video clip trên News Feed, đăng lại từ Instagram… Xem thêm nhiều thông tin khác tại đây.

Hướng phát triển Facebook tại thị trường Việt Nam

Với mảng thương mại điện tử, họ sẽ bổ sung chức năng trò chuyện. Trong đó có chatbot để người bán hàng trả lời các câu hỏi trực tiếp trong một buổi livestream. Họ hy vọng những công cụ này sẽ giúp người bán hàng kết nối dễ dàng hơn với người dùng. Nhất là sau khi Apple cập nhật hệ điều hành iOS; yêu cầu các ứng dụng phải xin phép người dùng iPhone trước khi thu thập dữ liệu.

Dù vậy, vẫn có rào cản cho kế hoạch mở rộng doanh thu quảng cáo tại khu vực nông thôn của Facebook. Đầu tiên là chênh lệch thu nhập so với các thành phố. Mức lương tối thiểu hàng tháng ở Hà Nội là 4,4 triệu đồng (191 USD); trong khi ở các tỉnh nghèo nhất là 3 triệu đồng.

Bên cạnh đó, chi phí logistics bên ngoài thành phố cũng khá đắt đỏ. Các doanh nghiệp có thể đẩy mạnh quảng cáo sản phẩm của họ tới nông dân; nhưng vận chuyển những sản phẩm đó tới tay người mua sau khi đã quảng cáo thành công lại là một vấn đề khác.

Khó khăn Facebook gặp phải

Ngoài ra, ứng dụng TikTok cũng đang đặt cả Facebook và YouTube vào tình thế phòng thủ. Cuộc khảo sát của nhà nghiên cứu thị trường cho thấy Facebook là lựa chọn hàng đầu của Việt Nam cho các video ngắn, nhưng Facebook đã mất 3 điểm phần trăm trong quý I so với một năm trước đó, trong khi TikTok tăng hơn gấp đôi thị phần.

Với ít cơ sở hạ tầng bên ngoài các thành phố, chi phí logistics tổng thể tương đương 16,8% GDP, cao hơn mức trung bình của châu Á, theo Báo cáo Logistics Việt Nam năm 2020 của Bộ Thương mại.

Các công ty có thể quảng cáo sản phẩm của họ cho nông dân Việt Nam. Nhưng vận chuyển những sản phẩm đó sau khi quảng cáo thành công lại là một vấn đề khác.

Hiện tại các nhà quảng cáo vẫn đang tìm cách thích ứng với chính sách theo dõi chặt chẽ hơn của Apple. Quảng cáo tùy chỉnh vẫn là hiệu quả nhất. Trong khi loại hình thương mại xã hội mà Facebook đã triển khai trước đó chưa thực sự hiệu quả.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*