EdTech Việt Nam trở thành thị trường tiềm năng đối với các startup

EdTech Việt Nam trở thành thị trường tiềm năng đối với các startup

EDTECH-Education and Technology, ứng dụng công nghệ vào giáo dục không còn là lựa chọn mà sẽ trở thành xu hướng tất yếu trong tương lai ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam vào năm 2021. Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, thị trường Edtech đang rất nóng trên toàn cầu, chỉ đứng sau công nghệ tài chính Fintech và thương mại điện tử. Trước đại dịch Covid-19, thế giới đã có những bước đột phá trong việc chuyển đổi phương pháp giảng dạy sang trực tuyến. Do đó, Việt Nam trở thành thị trường thu hút các startup trong đó có startup công nghệ Thụy Điển.

Thị trường EdTech Việt Nam

Astrid, startup công nghệ Thụy Điển với nhiều thành viên đứng sau Candy Crush. Mang kinh nghiệm làm game lên ứng dụng học tiếng Anh nhằm chinh phục thị trường Việt Nam. Đại dịch Covid-19 hiện đang thúc đẩy sự bùng nổ của thị trường học trực tuyến tại nhiều quốc gia trên thế giới. Để đáp ứng nhu cầu này, công ty công nghệ giáo dục Astrid đã phát triển ứng dụng học tiếng Anh cùng tên – Astrid. Với sự hỗ trợ từ nhiều nhà phát triển game Candy Crush; ứng dụng này có giao diện vui vẻ và hấp dẫn, khuyến khích người dùng chơi ngày càng nhiều.

Nhưng tại Việt Nam, thị trường châu Á đầu tiên của công ty, Astrid phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ địa phương. Trong đó nổi bật là Yola và Elsa. Cả hai ứng dụng này đều được thành lập bởi các cựu sinh viên Việt Nam từng theo học tại Stanford. Ngoài ra, Astrid cùng thời điểm cũng phải cạnh tranh với những “app” học tiếng Anh quốc tế; như Duolingo – vốn đang được sử dụng ngày càng phổ biến tại Việt Nam.

Thị trường EdTech Việt Nam

Trả lời Nikkei Asia, người đồng sáng lập Astrid, ông Andreas Kullberg, cho biết công ty hướng tới trải nghiệm học tiếng Anh thú vị với giá cả phải chăng. “Rất nhiều người học cảm thấy khó khăn trong việc cân bằng giữa giải trí – học tập và không ít đã thất bại. Đó là lý do tại sao chúng tôi đưa đội ngũ phát triển của King vào”, Kullberg nói, đề cập đến công ty King Mobile đứng sau trò chơi xếp kẹo nổi tiếng Candy Crush.

Lĩnh vực công nghệ

Ngoài các cựu giám đốc điều hành của King, ban cố vấn của Astrid còn hội tụ nhiều tài năng đến từ ứng dụng phát nhạc trực tuyến Spotify. Đồng sáng lập của King, ông Sebastian Knutsson đã đầu tư vào Astrid và chiêu mộ John Almbecker, người đã giúp đưa Candy Crush đến Mỹ và phát hành một số trò chơi, về làm phó chủ tịch phụ trách sản phẩm.

Nhu cầu học tiếng Anh ở Việt Nam đang ở mức cao. Theo số liệu của tổ chức Open Doors, chỉ riêng trong năm học 2019 – 2020; Việt Nam đã gửi 23.777 công dân sang học tập tại Mỹ. Con số này cao hơn cả lượng du học sinh của ba nước Đông Nam Á: Indonesia, Malaysia và Thái Lan cộng lại.

Hơn nữa, vào thời điểm lệnh hạn chế đi lại đang có hiệu lực ở nhiều nơi, lĩnh vực EdTech (công nghệ giáo dục) đang trở thành giải pháp dành cho nhiều phụ huynh và học sinh; xóa bỏ nhận định của nhiều người rằng nếu phải chi tiền cho giáo dục. Đó nhất định phải là các hoạt động giáo dục trực tiếp.

Lĩnh vực công nghệ

Doanh nhân Ngô Thùy Ngọc Tú cho biết người Việt Nam hiện tin tưởng vào chất lượng các lớp học trực tuyến hơn nhiều so với thời điểm bà đồng sáng lập Yola năm 2009. “Cơ sở hạ tầng di động được cải thiện. Cùng với đó, mọi người cũng quen với việc thanh toán trực tuyến hơn”, bà nói.

Ứng dụng công nghệ trong giáo dục

Phụ huynh Việt Nam cũng được đánh giá chi tiêu rất mạnh cho giáo dục. Nghiên cứu thực hiện bởi Yola cho thấy rằng người Việt Nam chi tới 30% thu nhập khả dụng cho giáo dục, ngay cả trong các gia đình thu nhập thấp. Cuối năm ngoái, Trung tâm Phi lợi nhuận về Phát triển Toàn cầu đã đánh giá mức độ ảnh hưởng của đại dịch đối với tài chính giáo dục ở 80 quốc gia. Dự báo đưa ra lượng chi tiêu có thể giảm ở hầu hết các nơi. Nhưng tăng 7% ở Việt Nam, cao thứ hai thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Phần lớn chi tiêu đó được dành cho các lớp học tiếng Anh.

Astrid không phải là ứng dụng duy nhất sử dụng phương pháp trò chơi hóa (gamification) trong học tập. Người dùng Duolingo cũng có thể đặt mục tiêu của riêng họ; nhận điểm khi đạt được mục tiêu, chẳng hạn hoàn thành 10 ngày học liên tiếp.

Và giống Duolingo, Astrid cũng ứng dụng rất nhiều trí tuệ nhân tạo. Đồng sáng lập John Kristensen cho biết công ty của ông nghiên cứu AI; sử dụng nó để phân tích giọng nói của người dùng; đề xuất các bài tập dựa trên khả năng của từng người.

Ứng dụng công nghệ trong giáo dục

“Nếu ứng dụng nhận ra rằng bạn đang gặp khó khăn trong việc phát âm một âm nào đó. Nó sẽ tự động tạo ra các bài tập thích ứng theo”, Kristensen nói. Ông nhấn mạnh mục tiêu của Astrid là làm cho việc học trở nên thú vị và hấp dẫn; dựa trên kinh nghiệm của các cựu thành viên Candy Crush.

Cuộc thi Edtech Việt Nam 2021

Nằm trong khuôn khổ sự kiện tiền TECHFEST Việt Nam 2021; cuộc thi Edtech Vietnam 2021 nhằm hỗ trợ và tôn vinh các giải pháp công nghệ phát triển giáo dục. Đặc biệt là các nền tảng, ứng dụng chuyển đổi số. Góp phần thúc đẩy ươm tạo và phát triển các dự án tiềm năng tại Việt Nam. Đối tượng tham gia gồm các startups đang hoạt động trong lĩnh vực công nghệ giáo dục – văn hóa – thể thao và các startups từ trường đại học, nhóm nghiên cứu có giải pháp về công nghệ giáo dục. Thời gian nhận đơn từ ngày 5/6 – 19/6/2021.

Cuộc thi nhằm tìm ra một quán quân ngôi sao khởi nghiệp Edtech; một quán quân ngôi sao khởi nghiệp Unitech, một giải thưởng ý tưởng sáng tạo. Giải thưởng tiền mặt là 70 triệu đồng/đội. Ngoài ra, 4 đội giải nhì sẽ nhận được chương trình ươm tạo tại Vườn ươm doanh nhân trẻ Bách khoa. Tất cả các đơn vị được giải sẽ có cơ hội tham dự cuộc thi TECHFEST Việt Nam 2021. Tham khảo thêm các thông tin khác tại Kho game tổng hợp. Dừng quên nhấn theo dõi nhé!

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*