Việc kiểm soát tốt Covid-19 và sự hỗ trợ của chính phủ trong lĩnh vực kỹ thuật khiến Việt Nam trở thành thị trường tiềm năng cho các công ty mới bắt đầu khởi nghiệp và là cơ hội cho các nhà đầu tư quốc tế. “Các start-up Việt Nam đang rất có tiếng nói và đặc biệt là thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư quốc tế. Tại Đông Nam Á, chúng tôi đứng thứ hai về tốc độ tăng trưởng trong thị trường kỹ thuật số. Không chỉ về phát triển nguồn cung, mà cả về nguồn cung của chúng tôi. Hệ sinh thái công nghệ cũng đang bùng nổ tại Việt Nam với nhiều sáng tạo đột phá mới.”
Nhận định chung của các chuyên gia
Chung nhận định với Kevin Nguyen, Phạm Tiến Hùng, đồng sáng lập kiêm CTO của Eureka Robotics – công ty chuyên về robot có trụ sở tại Singapore cho rằng. Trước đây Việt Nam được thế giới biết đến là thị trường gia công phần mềm rẻ. Nhưng giờ các công ty trong nước cũng đang sở hữu đội ngũ nhân lực cao. Tạo ra được sản phẩm thực tế, được thế giới công nhận. “Một điểm đặc biệt khác là nhân sự ngành công nghệ Việt Nam có thể bước vào giai đoạn chín muồi khi nhiều thế hệ kỹ sư được học tập, rèn luyện ở các tập đoàn, công ty công nghệ quốc tế quay về quê hương để cống hiến”, Tiến Hùng chia sẻ.
Không chỉ có lợi thế về nhân sự, trong bối cảnh Covid-19 hoành hành khắp thế giới. Chính phủ Việt Nam vẫn duy trì được môi trường cho phép các doanh nghiệp hoạt động song song. Tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các startup phát triển. “Việt Nam thậm chí là môi trường mơ ước của nhiều nơi trên thế giới khi vẫn hỗ trợ các doanh nghiệp đi lại, duy trì sản xuất trong đại dịch”, Phạm Nam Long, CEO kiêm nhà sáng lập Abivin – công ty công nghệ chuyên cung cấp nền tảng tối ưu Logistics cho nhiều đối tác trong và ngoài nước chia sẻ.
Nhiều doanh nghiệp vượt qua khó khăn của đại dịch
Các diễn giả trong CTO Talks đều cho rằng sự ủng hộ của chính phủ cho doanh nghiệp công nghệ. Là một trong những bước đệm quan trọng để doanh nghiệp Việt bứt phá trong đại dịch và vươn ra thế giới. “Ngay cả những nhà đầu tư quốc tế cũng nhận thấy ở Việt Nam các công ty tiên phong trong lĩnh vực AI, Blockchain, IoT đang được hưởng lợi rất nhiều từ hệ thống pháp lý và sự ủng hộ của chính phủ. Họ không chỉ đánh giá Việt Nam là thị trường tiềm năng, có tốc độ phát triển nhanh. Mà còn có môi trường ổn định, yên tâm để đầu tư, phát triển”, CEO JobHopin chia sẻ.
Trong đại dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp công nghệ vẫn ghi nhận sức tăng trưởng ấn tượng và khả năng vươn ra thị trường quốc tế. “Trước đây để lắp đặt, sửa chữa một hệ thống robot cho các đối tác quốc tế. Eureka Robotics phải có một đội ngũ nhân sự riêng, đến tận nơi để hỗ trợ. Nhưng đại dịch diễn ra, mọi người bị hạn chế di chuyển, doanh nghiệp buộc phải tìm hướng đi khác.
Cuối cùng công ty phải phát triển các hệ thống. Công cụ số cho phép hướng dẫn từ xa và tận dụng nguồn lao động địa phương để xử lý công việc. Chính thay đổi này đã giúp công ty tìm được khách hàng ở những thị trường khó như Nhật Bản, Hàn Quốc. Và khi đại dịch qua đi, đây sẽ tiếp tục là ‘vũ khí’ quan trọng để công ty vươn ra thị trường quốc tế. Cạnh tranh với các đối thủ toàn cầu”, Tiến Hùng chia sẻ.
Sự nhanh nhạy của nguồn lao động Việt
Theo các lãnh đạo công nghệ, thế mạnh của các công ty công nghệ Việt Nam khi bước ra thị trường quốc tế. Không chỉ nằm ở đội ngũ nhân sự giỏi, chăm chỉ, mà còn ở tư duy linh hoạt. Có thể ứng phó nhanh với nhiều tính huống. Covid-19 là thách thức toàn cầu nhưng nhìn ở một góc độ khác. Đây cũng là dịp để các doanh nghiệp Việt được trao quyền và thể hiện khả năng của mình trong việc giải các bài toán toàn cầu.
“Khi bước ra thế giới, chúng ta phải có những giải pháp toàn cầu. Linh hoạt và dễ tiếp cận với những thị trường khác nhau. Ngoài ra, phải đặc biệt quan tâm đến dịch vụ chăm sóc khách hàng. Thấu hiểu ‘nỗi đau’ của doanh nghiệp để đưa ra những giải pháp triệt để chứ không chỉ là những vấn đề chung chung.
Cuối cùng vẫn là yếu tố sản phẩm. Muốn có khách hàng quốc tế, doanh nghiệp Việt buộc phải có tư duy quốc tế. Phải luôn trả lời câu hỏi: Tại sao công nghệ này bắt đầu hai năm trước thì quá sớm. Nhưng nếu hai năm nữa mới triển khai thì là quá muộn”. Phạm Nam Long, CEO kiêm nhà sáng lập Abivin chỉ ra ba yếu tố quan trọng; mà các công ty công nghệ cần lưu ý khi tham gia vào cuộc chơi toàn cầu.
“Bảo bối” gì để cạnh tranh?
Có thể thấy, những rào cản do Covid đã được xóa tan bằng các giải pháp công nghệ kết nối online. Các start-up có thể rộng đường vươn ra cung cấp giải pháp ở các thị trường. Vấn đề còn lại là tiềm lực và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp với các đối thủ mạnh ở thị trường.
Trong quá trình cung cấp các giải pháp công nghệ logistics ở thị trường toàn cầu. CEO Abivin Phạm Nam Long thừa nhận gặp phải những áp lực. Sức ép cạnh tranh từ các ông lớn với xuất phát điểm và tiềm lực tài chính lớn hơn Việt Nam rất nhiều. Dơn cử như tại Ấn Độ, nơi có nguồn nhân lực công nghệ dồi dào. Khả năng nói tiếng Anh tốt với chi phí nhân công cạnh tranh. Do đó, với thị trường Global, các start-up phải có tư duy đưa ra các giải pháp Global. Chứ không thể dựa vào lợi thế cạnh tranh từ thị trường trong nước. Các sản phẩm, dịch vụ khi đi ra thị trường nước ngoài phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng Global. Giải pháp mới phải tốt hơn giải pháp cũ nhiều lần.
Các giải pháp chuyển đổi số cho logistics của Abivin ở thị trường Việt Nam. Khi mang sang các thị trường khu vực không phải thay đổi nhiều. Với các công ty đa quốc gia, mặc dù đã chuyển đổi số từ lâu và cung cấp giải pháp toàn cầu. Nhưng vẫn có nhu cầu tìm kiếm các thuật toán thông minh, tối ưu và tự học. Giúp duy trì vị trí dẫn đầu về hiệu suất lao động.
Để lại một phản hồi